Văn Phòng Đại Diện Là Gì? Được Thành Lập Bao Nhiêu VPĐD?

1. Chức năng của văn phòng đại diện

Doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện thường nhằm mục đích muốn có một đơn vị phụ thuộc để đại diện cho công ty xúc tiến các hoạt động như: Quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ, tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

Nói chung, văn phòng đại diện đảm nhận các chức năng sau:
  • Là văn phòng liên lạc giữa công ty với đối tác, khách hàng, đặc biệt là những đối tác mới, khách hàng mới.
  • Hỗ trợ công ty trong các hoạt động nghiên cứu thị trường, quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ,… để xúc tiến hoạt động kinh doanh.
  • Không trực tiếp mua bán, kinh doanh hàng hóa hay ký kết hợp đồng mua bán với bên thứ 3 nhằm mục đích thương mại.
  • Mọi nghĩa vụ tài chính của văn phòng đại diện đều do công ty mẹ chi trả, văn phòng không tự chủ về tài chính.
2. Văn phòng đại diện có được ký hợp đồng không?

Biết được văn phòng đại diện là gì, vậy văn phòng đại diện có được ký kết hợp hay không? Câu trả lời là có. Theo đó, văn phòng đại diện có thể thay thế công ty mẹ để ký kết các hợp đồng phục vụ cho hoạt động của văn phòng, chẳng hạn như:
  • Hợp đồng thuê nhà/ thuê văn phòng.
  • Hợp đồng mua trang thiết bị, văn phòng phẩm.
  • Hợp đồng lao động với người lao động sẽ làm việc tại văn phòng.
Nhưng cần nhắc lại, văn phòng đại diện không được ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, sản phẩm với bất kỳ bên thứ 3 nào nhằm mục đích thương mại.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cho thuê văn phòng Nam Từ Liêm

Cho Thuê Văn Phòng Quận Đống Đa

Thuê chung cư để làm văn phòng có vi phạm pháp luật?